Phân loại và Ứng dụng băng tải con lăn trong sản xuất công nghiệp
- Ngày nay, để tăng hiệu quả công việc cũng như tiết kiệm các chi phí, các công ty bắt đầu chú trọng vào việc đầu tư nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học – công nghiệp vào việc sản xuất để đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Với việc đưa vào sử dụng các loại băng tải đã đem lại nhiều lợi ích như tiết kiệm nhân công, chi phí, thời gian, thì băng tải công nghiệp chính là một minh chứng khi áp dụng công nghệ vào quá trình sản xuất. Để sử dụng băng tải một cách hiệu quả, bên cạnh việc tìm hiểu các cấu trúc của băng tải, chúng ta cũng cần tìm hiểu về các con lăn. Vậy cấu tạo và sử dụng của các con lăn như thế nào cho hiệu quả ? Hôm nay Băng tải Hà Anh và các bạn cùng đi vào tìm hiểu.
1. Phân loại con lăn trong băng tải công nghiệp
Dựa theo các tiêu chí như: Loại băng tải,nhu cầu sử dụng, cách vận hành, vật liệu chế tạo, … các con lăn có những cách phân loại như sau:
1.1. Phân loại theo hệ thống truyền dẫn:
Với cách phân loại như này trên thị trường hiện đang có các loại con lăn sau:
- Băng tải Con lăn dẫn động bằng bộ truyền xích.
- Băng tải Con lăn dẫn động bằng quán tính.
- Băng tải Con lăn dẫn động bằng bộ truyền bánh răng.
1.2. Phân loại theo hướng vận chuyển:
- Băng tải con lăn côn
- Băng tải con lăn đứng
- Băng tải con lăn cong
1.3. Phân loại con lăn theo cấu tạo của khung băng tải:
- Băng tải con lăn khung liền.
- Băng tải con lăn khung gián đoạn.
1.4. Phân loại con lăn theo truyền động của băng tải:
Tham khảo bài viết đầy đủ tại đây: Phân loại hệ thống truyền động trong băng tải
- Băng tải con lăn truyền động.
- Băng tải con lăn không truyền động.
1.5. Phân loại theo vật liệu chế tạo con lăn
- Con lăn là một bộ phận quan trọng của băng tải con lăn công nghiệp. Nó được chế tạo từ nhiều vật liệu khác nhau, do đó nên căn cứ vào nhu cầu sử dụng của từng doanh nghiệp để có thể lựa chọn được loại con lăn thích hợp cho hoạt động sản xuất của mình.
Một số vật liệu sử dụng trong chế tạo con lăn:
- Băng tải con lăn inox: là loại con lăn đặc ruột, vỏ ngoài hoàn toàn sử dụng vật liệu từ inox không gỉ, giúp đảm bảo độ cân bằng cao, phần trục con lăn được nối chắc chắn với khung của băng tải.
- Băng tải con lăn giảm chấn bọc nhựa một phần trục để hạn chế sự trơn trượt khi nó được lắp vào hệ thống băng tải.
- Băng tải con lăn giảm chấn bọc nhựa toàn phần giúp con lăn gia tăng khả năng cách điện, cách nhiệt, đồng thời có khả năng chống chịu với mọi điều kiện thời tiết.
- Băng tải con lăn thép là loại con lăn có khả năng chịu được trọng tải lớn, khả năng chống va đập và chống mài mòn rất tốt, và có tuổi thọ làm việc lâu dài.
- Băng tải con lăn băng tải bằng cao su
- Băng tải con lăn băng tải bằng nhôm
2. Cấu tạo băng tải con lăn công nghiệp
2.1. Cấu tạo Băng tải con lăn
- Khung băng tải: Thường được làm bằng thanh nhôm định hình, thép sơn tĩnh điện hoặc Inox.
- Con lăn kéo có đủ các loại vật liệu bằng thép mạ kẽm, con lăn Inox, con lăn nhựa kích thước theo yêu cầu của khách hàng
- Bộ điều khiển băng tải với : Biến tần, sensor, timer, cảm biến, PLC,...
- Băng tải truyền động xích hoặc đai.
- Động cơ giảm tốc công xuất từ 25W đến 2.2KW.
Ngoài ra còn có thêm một số bộ phận khác tuỳ thuộc vào ứng dụng của các loại băng tải công nghiệp. Tất cả các bộ phận đều được thiết kế hợp lý, khoa học, tối ưu để mang lại hiệu quả cao.
2.2. Cấu tạo con lăn
- Con lăn có cấu tạo khá đơn giản bao gồm: Vòng bi, vỏ con lăn, trục con lăn và một số phụ kiện kèm theo.
- Vỏ con lăn được lắp vào trục với 2 vòng bi ở 2 đầu, vòng ngoài của vòng bi gắn chặt với vỏ con lăn, và vòng trong được gắn với trục.
- Các con lăn làm việc chủ yếu ở mặt ngoài nên bề mặt này của nó được gia công thường có một độ nhám nhất định để không làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc của hệ thống.
- Ngoài ra, cần kiểm tra tải trọng của toàn hệ thống, để quyết định tải trọng của từng con lăn phù hợp. Từ đó đưa lựa chọn vật liệu chế tạo, chiều dày ống con lăn hay các thông số trục con lăn, loại vòng bi để con lăn có được hiệu suất làm việc tốt nhất.
- Khi sản xuất chế tạo con lăn phải tính toán cẩn thận để đạt các tiêu chuẩn về sự đồng tâm, đồng trục, ly tâm tốt.
- Con lăn băng tải là một thiết bị không thể thiếu, là thành phần quan trọng cấu thành lên các hệ thống băng tải có sử dụng con lăn.
2.3. Cấu tạo vỏ con lăn:
- Các mặt trong và ngoài của vỏ con lăn phải luôn đảm bảo về độ đồng tâm, hình dáng cũng như độ dày của vỏ, yêu cầu không được có sự chênh lệch quá lớn.
- Ống thép phải được mài nhẵn phía trong, và không được để lại ba via, nếu không nó sẽ là đối trọng và gây ra lực ly tâm, làm cho con lăn bị rung động mạnh, trong quá trình sản xuất dễ gây hư hỏng.
- Khi gia công mặt trong của con lăn (nơi tiếp xúc với vòng ngoài ổ bi) khi lắp vào trục yêu cầu phải gia công thật nhẵn và chính xác để con lăn băng tải vận hành ổn định và có tuổi thọ lâu dài, không ảnh hưởng đến kết cấu của toàn bộ hệ thống băng tải.
- Mối ghép gối đỡ vòng bi là mối hàn đồng bộ hai đầu tạo thành một khối thống nhất, đảm bảo cho con lăn đứng vững khi truyền tải nặng hoặc chạy tốc độ cao.
- Bề mặt con lăn phải luôn đảm bảo độ bóng nhất định.
2.4. Quy trình công nghệ gia công chi tiết con lăn
- Phân tích và tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết con lăn
- Xác định dạng sản xuất loại con lăn
- Xác định phương pháp chế tạo phôi
- Lập thứ tự gia công các nguyên công
- Tính lượng dư gia công
- Tính chế độ cắt cho nguyên công tiện
- Tính thời gian cơ bản cho tất cả các nguyên công
3. Một số dây chuyền sản xuất sử dụng hệ thống băng tải con lăn:
3.1. Dây chuyền sản xuất đồ hộp
– Sử dụng hệ thống con lăn băng tải thép thường được bố trí thành 2 hàng ngang cùng tầng, có độ dốc xác định để đưa đồ hộp từ dưới lên dây chuyền sản xuất ở phía trên.
3.2. Dây chuyền phân loại sản phẩm
– Thông thường sử dụng hệ thống con lăn băng tải được thiết kế thành 2 hàng ngang 2 tầng, và 2 hàng con lăn băng tải này được dẫn động ngược chiều nhau, tại cùng 1 vị trí làm việc sản phẩm được đưa vào ở tầng trên, lấy ra ở tầng dưới và ngược lại.
3.3. Dây chuyền phân chia, dàn đều sản phẩm
– Đây là hệ thống con lăn băng tải nhựa được bố trí theo 1 cung tròn, và được dẫn động nhờ 1 động cơ ở bên dưới, các sản phẩm cần vận chuyển sẽ được dẫn hướng theo cung tròn, và trong quá trình di chuyển chúng sẽ được phân chia và dàn đều trước khi di chuyển vào dây chuyền sau.
3.4. Dây chuyền vận chuyển thùng sữa sau đóng gói
– Sử dụng hệ thống con lăn băng tải thép được thiết kế theo 1 đường di chuyển xác định chúng được dẫn động nhờ 1 động cơ ở bên dưới, hàng hóa cần vận chuyển sẻ được dẫn hướng theo phương này đến vị trí cần sắp xếp nhất định.
4. Mua hệ thống băng tải con lăn ở đâu?
Khách hàng liên hệ với Băng tải Hà Anh, quý khách hàng sẽ được Tư vấn và Thiết kế băng tải theo yêu cầu của khách hàng hoàn toàn Miễn Phí, được chuyên viên kỹ thuật tư vấn thiết kế, lên phương án kỹ thuật, cung cấp bản vẽ thiết kế, đồng thời cùng phương án giá để doanh nghiệp lựa chọn với chất lượng hàng hóa tốt nhất.
Sau khi đã thống nhất phương án kỹ thuật và giá, Băng tải Hà Anh sẽ thực hiện gia công theo bản vẽ. Với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và gia công lắp đặt vận chuyển băng tải công nghiệp cao cấp đáp ứng yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, khách hàng được hưởng các chính sách như sau: Vận hàng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu và tối ưu tài chính hiệu quả. Lắp đặt , vận hành, bàn giao hệ thống đúng tiến độ.
Băng tải Hà Anh là đơn vị uy tín, chất lượng với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm đảm bảo, chi phí hợp lý. Rất nhiều khách hàng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi đều cảm thấy hài lòng với sự chuyên nghiệp. Liên hệ tư vấn mua hàng nhanh chóng với chúng tôi qua:
Địa chỉ: Km9 + 700 Đại Lộ Thăng Long, An Khánh, Hoài Đức
Hotline: 0899.338.555 - 0985.962.451
E-mail: haanhtech.ltd@gmail.com
Youtube: https://bom.to/7vPnlZ1v5Lx00
Facebook: https://www.facebook.com/Hanhtechnology/